Đào Đức Hiếu: Khát khao đưa trà Việt vươn tầm quốc tế

23/11/2024

TN&MTTrong hành trình hơn 20 năm gắn bó với trà, nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu đã đi qua hơn 30 quốc gia, học hỏi và nghiên cứu về trà từ những nền văn hóa khác nhau.

 

Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế

Đào[-]Đức[-]Hiếu:[-]Người[-]mang[-]trà[-]Việt[-]vươn[-]tầm[-]quốc[-]tế

Chân dung nghệ nhân Đào Đức Hiếu 

Anh Đào Đức Hiếu sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm trà, nơi trà hiện diện trong mọi sinh hoạt của gia đình. Mặc dù ban đầu theo đuổi con đường học tập, sự nghiệp với vai trò kiến trúc sư và thạc sĩ marketing, anh đã quyết định từ bỏ con đường ổn định để rẽ sang một trang hoàn toàn mới, theo đuổi niềm đam mê lớn lao hơn – trà Việt, “Không chỉ làm trà cho cá nhân, gia đình mà làm trà cho quốc gia, đất nước”. Quyết định này đến từ những lần anh tham gia các festival trà quốc tế, nơi anh nhận thấy rằng trà Việt Nam, dù chất lượng không hề thua kém bất kỳ loại trà nào khác trên thế giới, lại thiệt thòi và chưa được định vị đúng đắn trên trường quốc tế.

Anh cho biết, Việt Nam đứng thứ năm thế giới về sản lượng trà xuất khẩu, nhưng đa số là những sản phẩm không được nhận diện bằng thương hiệu Việt Nam. Trăn trở trước sự thật rằng trà Việt, dù là một trong những nguồn tài nguyên quốc gia quý giá, lại thường bị xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, giá trị thấp; mong muốn đưa trà Việt ra thế giới của chàng trai trẻ lại càng sục sôi. Lấy trà Shan Tuyết cổ thụ là sản phẩm chính, anh bắt tay vào hiện thực hóa hành trình nâng tầm trà Việt, hướng tới thị trường quốc tế.

Trong hành trình hơn 20 năm gắn bó với trà, nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu đã đi qua hơn 30 quốc gia, học hỏi và nghiên cứu về trà từ những nền văn hóa khác nhau. Tuy vậy, khó khăn và nản chí là những vướng mắc không thể tránh khỏi. Không chỉ băn khoăn liệu sức mình có đủ để đổi đời cho trà Việt hay không, anh còn phải đối mặt với sự thờ ơ từ chính những người cùng quê hương và cả trên thế giới. Những lần cố gắng thúc đẩy sự thay đổi mà không được cộng đồng địa phương hiểu và chấp nhận giúp anh cảm nhận sâu sắc sự thiếu trân trọng đối với cây trà của quê hương.

 

Mặc dù vậy, anh vẫn vững tâm, kiên định với con đường mình chọn. Anh đã, đang và sẽ tiếp tục tìm cách thay đổi tư duy về trà Việt, đặt mục tiêu cao hơn là biến trà trở thành niềm tự hào quốc gia, thay vì chỉ là một nguyên liệu xuất khẩu giá rẻ. Anh có một niềm tin lớn lao rằng, từ chất lượng đến việc tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc, Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được với những thương hiệu trà khác trên thế giới. 

Tâm huyết với trà Shan tuyết cổ thụ

Hiện tại, anh Đào Đức Hiếu đang giữ vai trò giám đốc hợp tác xã du lịch sinh thái của suối Giàng, với sứ mệnh và khát vọng lớn nhất là thay đổi con đường của Trà Việt. Anh chia sẻ rằng trà Việt đã có một lịch sử hào hùng nhưng hiện nay lại gặp nhiều thiệt thòi và chưa được thế giới biết đến rộng rãi. Anh đang ngày đêm nỗ lực để trà Việt có một hướng đi mới, với tâm thế mới.

Khi được hỏi về lý do chọn gắn bó với trà Shan Tuyết, Đào Đức Hiếu chia sẻ rằng Việt Nam có rất nhiều giống trà khác nhau, nhưng trà Shan Tuyết cổ thụ có những đặc điểm vượt trội có thể cạnh tranh với trà thế giới. Trà Shan Tuyết được thu hoạch từ những cây trà hàng trăm năm tuổi, hoàn toàn thiên nhiên và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu, Nhật Bản, Úc và Mỹ. Điều này giúp trà Shan Tuyết có lợi thế lớn khi ra thế giới.

 

Ngoài ra, trà Shan Tuyết có hàm lượng y dược cao hơn nhiều so với các loại trà khác, và không cần chăm sóc đặc biệt như tưới nước hay phun thuốc. Đào Đức Hiếu cũng chia sẻ rằng gia đình anh đã có truyền thống trồng trà từ năm 1973, và anh tiếp quản vùng trà của ông nội tại Suối Giàng, phát triển thêm 9 vùng trà cổ thụ khác nhau.

Việt Nam có thể coi là một trong những vùng nguyên liệu trà cổ thụ lớn nhất thế giới, với khả năng xuất khẩu trà xanh đứng thứ hai thế giới và các loại trà khác đứng thứ năm. Đào Đức Hiếu tin rằng trà Shan Tuyết cổ thụ có thể cạnh tranh với các phẩm trà trên thế giới, từ chất lượng đến tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc và công thức chế biến. Những giải thưởng quốc tế mà trà Shan Tuyết đạt được là minh chứng cho điều này.

Hơn cả khát vọng vươn tầm Thế giới 

Đào[-]Đức[-]Hiếu:[-]Người[-]mang[-]trà[-]Việt[-]vươn[-]tầm[-]quốc[-]tế

Nghệ nhân Đào Đức Hiếu với khát khao đưa trà Việt vươn tầm quốc tế

Trong hành trình hiện thực hóa hoài bão mang “quốc bảo" vươn ra Thế giới, anh Đào Đức Hiếu tự hào chia sẻ, lan tỏa tình yêu đối với trà Việt đến không chỉ những bậc phụ huynh, mà còn là giới trẻ. 

Tiếp tục khẳng định trà Việt trên thị trường quốc tế, anh Hiếu đã dự định sẵn sàng thực hiện những kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong tương lai. Đưa những tinh túy của trà Việt, những câu chuyện, sự kết hợp của các làng nghề và đặc trưng di sản đằng sau các nhãn trà như Thập Trà Long Đỉnh, Đại Lão Vương Trà, Shan Sen,… lan rộng ra Thế giới.

“Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân” nên con đường vươn ra Thế Giới sẽ cần rất nhiều con người, cần rất nhiều sự chung tay. Anh Đào Đức Hiếu cũng dự định trong tương lai gần sẽ tiến hành một dự án đưa trà vào trường học để cho các bạn sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước này cũng được hiểu về trà Việt Nam, hiểu được giá trị của trà. Lớp trẻ sẽ có một góc nhìn mới về trà là một kênh nông nghiệp của Việt Nam nhưng hội tụ đầy đủ yếu tố về văn hóa, yếu tố về ngoại giao, yếu tố về y dược, y tế, các yếu tố về một sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đa giá trị và trà hoàn toàn có thể trở thành một cái gọi là “quốc bảo” của Việt Nam, để người Việt Nam có thể tự hào về trà hơn. 

Anh khát khao thay đổi không chỉ là danh xưng, thứ hạng trên Thế Giới về trà Việt mà thay đổi ở đây còn là cách làm, con đường và hướng đi để trong tâm trí của mỗi người thì trà Việt có một vị thế mới, một chỗ đứng mới không còn như cái tên “trà nguyên liệu giá rẻ” nữa. 

Mong muốn lớn nhất mà anh chia sẻ là hi vọng các bạn trẻ sẽ yêu trà Việt hơn, sử dụng trà Việt và tin tưởng vào những người làm trà để biết được là trà Việt sẽ có sức mạnh đến đâu và các bạn sẽ thấy bất ngờ về câu chuyện của trà Việt Nam. 

Đoàn Quỳnh Anh

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Việt Nam và Senegal ký Bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác nông nghiệp toàn diện

Mía đường - điểm sáng trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Vân Nam

Thời tiết diễn biến bất thường, ngành trồng trọt vẫn trụ vững nhờ chủ động và đổi mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà gia đình người có công tại Biên Hòa, Đồng Nai nhân dịp 27/7

Nông nghiệp

Quảng Trị: Mô hình phát triển kinh tế cho đồng bào hai bên biên giới Việt - Lào

Không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều TP. Hồ Chí Minh

Sẽ có 300 gian hàng tham gia Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025

Quảng Trị: Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Tài nguyên

Tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án khoáng sản chiến lược

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Tập trung điều tra địa chất và khoáng sản biển

Quảng Ninh: Chủ động quản lý khoáng sản, hướng tới phát triển bền vững

Môi trường

Giải pháp xây dựng lộ trình cho khu vực phát thải thấp ở Việt Nam

Phân loại rác và nói không với thuốc lá - Hướng đến môi trường y tế an toàn

Hà Nội: Phường Kiến Hưng đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường, trật tự đô thị

Đồng Tháp: Tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nâng cao hiệu quả nông nghiệp, hướng đến phát triển bền vững cho nông dân

Bắc Ninh bổ nhiệm các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đạt điểm cao trong Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Hội thảo Tăng cường huy động khu vực tư nhân trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm tại Việt Nam

Chính sách

Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả

Bộ NN-MT yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố tuyến đê trực diện biển

Hà Đông: Hàng chục hộ dân khổ sở lâm cảnh ngập, bụi, ô nhiễm vì đường nâng cao hơn nhà

Phát triển

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng và quy đổi tương đương giữa các phương án tuyển sinh

Bắc Ninh: Trao Huân chương Lao động hạng Ba cho nguyên Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam

Bệnh viện Quân y 5: Xanh không gian - Sáng tấm lòng

Kinh tế tuần hoàn trong kỷ nguyên mới - Góc nhìn từ PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ

Diễn đàn

Cà Mau: Đặt mục tiêu tăng trưởng 8,8% vào 6 tháng cuối năm 2025

Thời tiết ngày 24/7: Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 23/7: Bắc Bộ tiếp tục mưa to

Thời tiết ngày 22/7: Khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to